Asexual là gì? Khám phá đời sống của người vô tính luyến ái

79 / 100

Ngày nay, khi nhắc đến giới LGBT, hầu hết mọi người chỉ nghĩ tới 4 nhóm xu hướng tính dục phổ biến là Lesbian – Gay – Bisexual – Transgender. Tuy nhiên, trong cộng đồng LGBT, ngoài 4 nhóm này ra, thì còn có thêm nhiều dạng khác nữa. Điển hình như asexual, vì chiếm tỷ lệ khá nhỏ, nên có không ít bạn vẫn chưa thực sự hiểu rõ asexual là gì? Và dấu hiệu nhận biết như thế nào? Chính vì lẽ đó, bài viết dưới đây sẽ giúp bạn giải đáp hết mọi thắc mắc này.

Asexual là gì? Dịch sang tiếng Việt, asexual mang ý nghĩa là người vô tính. Đây là thuật ngữ nói về những người không có hứng thú với việc giải tỏa ham muốn tình dục. Đồng thời, họ cũng không bị hấp dẫn về mặt thể xác trước bất cứ giới tính nào.

Asexual là gì?

Trong giới LGBTQ+, asexual là một trong những nhóm ít xuất hiện nhất, nên nhiều người vẫn còn khá mơ hồ và lạ lẫm khi nghe đến từ ngữ này. Vậy asexual là gì? Theo từ điển Anh – Việt, asexual có nghĩa là người vô tính. Đây là một cộng đồng tập hợp những người không có hứng thú với việc thỏa mãn ham muốn dục vọng. Nói cách khác, người vô tính thường không bị thu hút về mặt tình dục trước mọi giới tính.

asexual là gì? khái niệm về asexual

Asexual là gì? Là thuật ngữ nói về những người không có hứng thú với hoạt động tình dục.

Đa số mọi người thường nhầm lẫn giữa asexual với người đang mắc chứng lãnh cảm với chuyện “giường chiếu”. Tuy nhiên, việc người vô tính không có hứng thú với hoạt động tình dục, hoàn toàn không xuất phát từ các nguyên nhân như bệnh lý, sự thay đổi nội tiết tố, hay chứng ám ảnh tình dục. Trên thực tế, asexual vẫn kết hôn, sinh con như bao người khác. Nhưng chỉ có điều là nhu cầu sinh lý của họ ở mức cực kỳ thấp, hoặc không có.

Bên cạnh đó, cộng đồng asexual không có bất kỳ sự phân biệt nào về các khía cạnh như tôn giáo, giới tính, chủng tộc, độ tuổi, vùng miền,… Theo như kết quả khảo sát cho thấy, tính đến thời điểm hiện tại, nhóm người vô tính chiếm tỷ lệ rất nhỏ, chỉ khoảng 1% dân số trên toàn thế giới. Thế nhưng, có một sự thật là không phải ai cũng biết rõ bản thân đang nằm trong nhóm xu hướng này.

Đặc điểm nhận biết người vô tính là gì?

Một trong những dấu hiệu nhận biết rõ ràng nhất về asexual chính là người vô tính không có nhu cầu tình dục với bất kỳ nhóm giới tính nào. Tuy nhiên, theo như chia sẻ từ các chuyên gia cho biết, đây không hẳn là dấu hiệu đặc trưng của asexual. Bởi lẽ, có không ít người do chưa một lần trải nghiệm việc quan hệ tình dục, nên họ vẫn chưa thực sự nhận thức rõ nhu cầu và mong muốn của bản thân.

Chính vì lẽ đó, nếu bạn muốn biết mình có phải là người vô tính hay không, thì ngoài dấu hiệu này ra, bạn nên dựa vào thêm các đặc điểm nhận diện sau đây:

– Bạn không để tâm đến chuyện thỏa mãn ham muốn tình dục.

– Bạn luôn có biểu hiện hoang mang, bối rối hoặc cố tỏ ra lảng tránh khi nghe thấy ai đó thảo luận về những vấn đề liên quan đến đời sống tình dục.

– Bạn không có cảm giác hưng phấn, hoặc nhanh cảm thấy nhàm chán, mất hứng khi quan hệ tình dục với mọi nhóm giới tính.

– Bạn tự cảm thấy mình thật khác thường khi không thích làm chuyện “giường chiếu” với bất kỳ ai. Điều này, khiến bạn có cảm giác bản thân bị yếu sinh lý, hoặc mắc phải một căn bệnh về sức khỏe tình dục.

– Bạn từng cưỡng ép bản thân phải quan hệ với các đối tượng khác giới để trở thành người dị tính như bao người khác.

Tuy nhiên, bạn cần lưu ý một điều rằng mọi đặc điểm nhận dạng trên chỉ mang tính chất chủ quan và tương đối, không chắc chắn đúng. Cho nên, chúng không phải là tiêu chuẩn điển hình để đánh giá chính xác người khác có phải là asexual hay không.

Đời sống tình cảm của người vô tính như thế nào?

Tới tận bây giờ, có rất nhiều người vẫn còn nhầm lẫn giữa hai khái niệm tình dục và tình cảm. Chưa kể, một số người còn đánh đồng cả hai lại thành một. Tuy nhiên, bạn cần biết rõ, mặc dù trong cuộc sống, tình dục luôn có mối liên kết chặt chẽ với tình cảm. Nhưng thực chất, đây là hai phạm trù hoàn toàn riêng biệt và không giống nhau.

Đối với những người thuộc nhóm vô tính luyến ái, tuy họ không có hứng thú với chuyện thỏa mãn nhu cầu tình dục. Nhưng, điều này không đồng nghĩa với việc họ không nảy sinh tình cảm trước đối tượng khác. Tức là, người asexual vẫn biết yêu đương, hẹn hò lãng mạn, và bày tỏ tình yêu với người mà mình thích.

Thậm chí, họ có thể làm tình với đối phương, nhằm các mục đích như: thỏa mãn trí tò mò, khám phá thử đời sống tình dục, muốn sinh con đẻ cái,… Tuy nhiên, tần suất quan hệ của họ là cực kỳ thấp so với người bình thường. Hoặc đơn giản là họ chỉ trải nghiệm thử 1 lần cho biết rồi thôi, chứ họ chẳng mặn mà gì với chuyện “chăn gối”.

asexual là gì? đặc điểm của asexual

Người vô tính vẫn có cảm xúc yêu đương bình thường nhưng có điều họ không có nhu cầu về tình dục.

Asexual có phải là một chứng bệnh nguy hiểm?

Các cuộc nghiên cứu khoa học chỉ ra rằng, vô tính là một xu hướng tính dục mang tính bẩm sinh, thuận theo tự nhiên, xuất hiện kể từ khi chúng ta vừa sinh ra đời. Cho nên, theo thời gian nó vẫn duy trì như vậy và không thể thay đổi được. Đồng thời, người vô tính không giống với những người theo đuổi chủ nghĩa độc thân, hoặc mắc bệnh rối loạn chức năng sinh lý.

Hiểu đơn giản, asexual hoàn toàn khỏe mạnh và vẫn sinh hoạt bình thường như các nhóm xu hướng tính dục khác. Họ vẫn có cảm xúc, lý trí, biết cảm nhận, đồng cảm và yêu thương mọi người xung quanh. Hơn nữa, vì asexual không chú tâm đến chuyện thỏa mãn nhu cầu xác thịt. Thế nên, họ có lối sống rất lành mạnh, tích cực, chỉ chú trọng vào việc nâng cao sức khỏe, tinh thần và phát triển sự nghiệp. Nhờ vào đó, họ hiếm khi nào bị lôi kéo bởi những cám giỗ phàm tục, hay tệ nạn tiêu cực ngoài xã hội.

Chính vì thế, chúng ta không nên tỏ ra kỳ thị, xua đuổi hay có định kiến về người vô tính. Thay vào đó, chúng ta hãy mở lòng đón nhận, đối xử với họ bình đẳng và xem họ như một người khỏe mạnh bình thường. Điều này, nhằm chung tay góp sức giúp cộng đồng LGBTQ+ ngày càng phát triển và được mọi người công nhận.

asexual là gì? asexual có phải bệnh không?

Người vô tính vẫn hòa nhập tốt với mọi người trong cộng đồng và họ hoàn toàn không mắc bệnh lý gì.

Những lầm tưởng thường gặp về asexual

Asexual khác với người suy giảm ham muốn

Như chúng tôi đã lý giải ở trên, người vô tính khác với những người đang gặp các vấn đề về khả năng sinh lý. Bởi lẽ, việc asexual không có hứng thú với hoạt động giao hợp là do bẩm sinh, kể từ khi sinh ra đã có, và xu hướng tính dục này sẽ theo họ đến mãi về sau.

Còn với những người đang mắc các chứng bệnh liên quan đến sức khỏe sinh lý. Thì vốn dĩ ban đầu họ vẫn phát sinh hành vi quan hệ tình dục điều độ như bình thường. Thế nhưng, do sự tác động bởi các yếu tố bên trong và bên ngoài cơ thể như: tuổi tác, mất cân bằng nội tiết tố sinh dục, tinh thần thường xuyên căng thẳng, mệt mỏi,… Cho nên, mới dẫn đến tình trạng họ trở nên lãnh cảm và mất hết hứng thú với việc làm tình.

Ngoài ra, các chứng bệnh rối loạn chức năng tình dục vẫn có thể cải thiện và khắc phục bằng các phương pháp như uống thuốc. Hoặc điều trị tâm lý.

Asexual không giống như người bị loạn dục

Giải thích một cách dễ hiểu, loạn dục là một chứng bệnh tâm thần, khiến cho con người hình thành nên những suy nghĩ lệch lạc về tình dục, dẫn tới việc gây ra nhiều hành vi biến thái, cực đoan nhằm thỏa mãn ham muốn của bản thân. Người mang trong mình bệnh lý này thường chỉ thích quan hệ tình dục với các loại đồ vật vô tri, kể cả động vật. Chẳng những vậy, họ có thể dễ dàng đạt được khoái cảm và lên đỉnh khi nghe thấy một thứ âm thanh gì đó.

Mặt khác, như đã nói, vô tính không phải là căn bệnh mà đây đơn thuần chỉ là một nhóm xu hướng tính dục mà thôi. Những người thuộc nhóm asexual vẫn có thể chất và sức khỏe tốt. Họ suy nghĩ và sinh hoạt như bao người khỏe mạnh khác. Do đó, họ không giống với người đang mắc chứng bệnh loạn dục.

Trên đây, Sexshop18 đã giải đáp một cách tường tận mọi thông tin về câu hỏi asexual là gì? Hy vọng rằng, sau khi đọc qua bài viết này, bạn sẽ có cái nhìn cởi mở và tích cực hơn về người vô tính. Hãy luôn đối xử tử tế và công bằng với những người thuộc nhóm asexual nói riêng và cả cộng đồng LGBT nói chúng, để xây dựng nên một xã hội bình đẳng và văn mình, bạn nhé!