Trong lịch sử phong kiến, “lầu xanh” là một khái niệm gắn liền với những góc khuất của xã hội. Những cô gái làm việc tại đây được gọi là “gái lầu xanh”, họ sống một cuộc đời nhiều bi kịch, ít niềm vui. Tuy nhiên, bên cạnh đó, gái lầu xanh cũng đóng một vai trò không nhỏ trong đời sống văn hóa và xã hội thời bấy giờ. Vậy gái lầu xanh là gì? Họ có số phận ra sao và địa vị của họ trong xã hội phong kiến như thế nào? Bài viết sau đây sẽ đi sâu tìm hiểu để giúp bạn có cái nhìn toàn diện hơn về những cô gái “hồng nhan bạc phận” này.
Gái lầu xanh là gì? Gái lầu xanh hay còn được gọi là kỹ nữ, là những cô gái làm việc trong các kỹ viện thời phong kiến. Những cô gái này thường có nhan sắc xinh đẹp và tài năng, phải phục vụ cho những nam nhân bằng nhiều hình thức khác nhau như ca hát, nhảy múa, đánh đàn, đối thơ,…thậm chí là phải phục vụ thú vui về thể xác.
Lầu xanh là gì?
“Lầu xanh” là một thuật ngữ dùng để chỉ các kỹ viện hay nhà chứa trong xã hội phong kiến, nơi diễn ra các hoạt động mua vui, giải trí dành cho nam giới, đặc biệt là giới quan lại, thương nhân và những người có địa vị. Cái tên “lầu xanh” hay thanh lâu xuất phát từ văn hóa Trung Hoa, bởi các kỹ viện thời xưa thường là những tòa nhà cao tầng có kiến trúc đặc trưng và được trang trí bằng rèm xanh với nhiều lồng đèn.
Lầu xanh không chỉ đơn thuần là nơi phục vụ nhu cầu xác thịt mà còn là trung tâm của các hoạt động văn hóa, nghệ thuật. Nhiều kỹ viện danh tiếng còn là nơi lui tới của các văn nhân, thi sĩ, nơi diễn ra những buổi xướng họa thơ ca, đàn hát, góp phần không nhỏ vào đời sống tinh thần của tầng lớp thượng lưu. Tuy nhiên, dù ở tầng lớp nào, những cô gái lầu xanh vẫn phải chịu nhiều thiệt thòi, bị xem là tầng lớp thấp kém và khó có cơ hội thoát khỏi số phận bi kịch.

Lầu xanh hay còn được gọi là thanh lâu, kỹ viện, là nơi mà nam nhân thường lui tới để mua vui với những cô gái kỹ nữ.
Gái lầu xanh là gì?
Từ thời xa xưa, gái lầu xanh đã gắn liền với những gốc khuất trong xã hội phong kiến. Vậy gái lầu xanh là gì? Gái lầu xanh hay còn gọi là kỹ nữ, là những người phụ nữ làm việc trong các kỹ viện thời phong kiến, nơi họ phải phục vụ khách làng chơi bằng nhiều hình thức khác nhau, từ ca hát, nhảy múa, đối thơ, trò chuyện và thậm chí là “bán thân” nếu như khách có nhu cầu.
Đa phần những cô gái này đều không có quyền lựa chọn số phận của mình. Bởi vì đa số họ bị đưa vào lầu xanh do hoàn cảnh éo le như nghèo đói, bị bán, bị gán nợ hoặc bị lừa gạt. Họ bị bán vào lầu xanh ngay khi còn nhỏ và phải sống trong những kỷ luật hà khắc, học ca hát, nhảy múa và mọi kỹ năng để quyến rũ đàn ông. Nếu không làm theo họ sẽ bị đánh đập, hành hạ một cách dã man.
Họ không chỉ là đối tượng phục vụ nhu cầu giải trí và mua vui cho nam nhân mà còn là những con người chịu nhiều thiệt thòi, bị xã hội khinh miệt dù bản thân không có quyền quyết định cuộc đời mình. Dù trong số họ có những người nổi bật với nhan sắc xinh đẹp, tài năng thi ca, nhảy múa, nhưng danh phận của họ vẫn bị coi là thấp hèn, khó có cơ hội đổi đời nếu không gặp được quý nhân chuộc thân.

Gái lầu xanh là gì? Đây là những cô gái tài sắc vẹn toàn, nhưng lại có số phận bi kịch, bị bán vào kỹ viện để mua vui cho khách làng chơi.
Sự phân cấp bậc của gái lầu xanh thời phong kiến
Trong xã hội phong kiến, gái lầu xanh không phải ai cũng có địa vị giống nhau. Họ được phân cấp dựa vào nhiều yếu tố như nhan sắc, tài năng, phẩm chất và đối tượng khách hàng mà họ phục vụ. Qua từng triều đại, tiêu chí phân loại cũng thay đổi, phản ánh sự chuyển biến trong quan niệm của xã hội đối với kỹ nữ.
Giai đoạn đầu: Phân cấp dựa vào nhan sắc
Trong thời kỳ đầu, gái lầu xanh chủ yếu được xếp hạng dựa vào vẻ đẹp ngoại hình. Họ được chia thành ba bậc chính:
-Hạng trên: Những cô gái có nhan sắc kiều diễm, phục vụ giới quý tộc, quan lại và những người có địa vị cao trong xã hội.
-Hạng giữa: Những người có nhan sắc vừa phải nhưng vẫn có sức hút nhất định, thường tiếp khách là các thương nhân, sĩ phu hoặc những người giàu có.
-Hạng dưới: Gồm những người kém sắc, chỉ được tiếp khách bình dân hoặc làm công việc hầu hạ trong kỹ viện.
Thời nhà Đường: Tài năng quan trọng hơn nhan sắc
Đến triều đại nhà Đường, quan niệm về kỹ nữ bắt đầu thay đổi. Thay vì chỉ dựa vào nhan sắc, tài năng được đặt lên hàng đầu. Các kỹ nữ xuất sắc về ca múa, đàn hát, thơ phú được gọi là “tiền đầu nhân” hoặc “nội nhân”, chuyên biểu diễn trong cung đình hoặc các buổi yến tiệc của tầng lớp quý tộc. Nhan sắc lúc này chỉ là yếu tố phụ, còn giá trị cốt lõi nằm ở khả năng nghệ thuật.
Thời nhà Tống: Sự kết hợp giữa tài năng và nhan sắc
Vào thời nhà Tống, việc phân cấp kỹ nữ trở nên nghiêm ngặt hơn. Kỹ nữ không chỉ được đánh giá bằng nhan sắc hay tài năng riêng lẻ mà phải có sự hòa hợp giữa hai yếu tố này. Bậc cao nhất trong hệ thống kỹ nữ thời kỳ này là Quan kỹ, những người chuyên phục vụ trong các sự kiện lớn hoặc trong cung đình. Trong nhóm Quan kỹ, ai có tài nghệ xuất sắc nhất sẽ được gọi là “đầu nhân”, họ là người dẫn đầu trong các buổi biểu diễn, có địa vị cao hơn các kỹ nữ khác.
Thời nhà Minh và Thanh: Phân cấp chi tiết hơn
Đến thời nhà Minh và nhà Thanh, kỹ nữ được phân loại dựa trên bốn tiêu chí quan trọng:
-Phẩm chất: Những kỹ nữ có phẩm hạnh cao quý, cư xử khuôn phép, được trọng vọng hơn những người khác.
-Thanh vận: Những kỹ nữ có phong thái thanh nhã, cách ứng xử tinh tế, được trọng vọng hơn.
-Tài nghệ: Những kỹ nữ giỏi đàn, hát, thơ ca, múa, có khả năng làm say lòng khách bằng tài năng nghệ thuật sẽ được trọng vọng hơn.
-Nhan sắc: Những kỹ nữ có vẻ đẹp hơn người, là điểm nhấn của các kỹ viện danh tiếng sẽ được trọng vọng hơn.
Thời cận đại: Hệ thống phân cấp phức tạp hơn
Khi xã hội bước vào thời kỳ cận đại, hệ thống phân cấp kỹ nữ trở nên đa dạng và chặt chẽ hơn. Kỹ nữ được chia thành nhiều cấp bậc cụ thể như sau:
-Nữ hiệu thư: Là cấp bậc cao nhất, bao gồm những kỹ nữ tài sắc vẹn toàn. Họ chỉ bán nghệ, không bán thân, thường phục vụ tầng lớp thượng lưu và được tôn trọng trong giới văn nhân.
-Trường tam: Kỹ nữ hạng sang, tuy chủ yếu bán nghệ nhưng đôi khi vẫn có thể giữ khách qua đêm trong những trường hợp đặc biệt.
-Yêu nhị: Những kỹ nữ hạng trung, chủ yếu bán thân để kiếm sống hoặc trả nợ, không có nhiều sự lựa chọn.
-Dã kê: Những kỹ nữ hạng thấp, bị chia thành hai nhóm: Dã kê ở nhà thì chỉ tiếp khách quen, không cần đứng đường. Dã kê phổ thông thì phải đứng đường để tìm khách, chịu nhiều khổ cực.
-Bàn đinh: Tầng lớp thấp kém nhất trong giới kỹ nữ, phục vụ với giá rẻ mạt, sống trong điều kiện tồi tàn, không có tương lai.

Kỹ nữ thời xưa được phân rất nhiều cấp bậc, những cô gái càng xinh đẹp và có tài năng nổi bật sẽ đứng ở vị trí cao.
Những cô gái lầu xanh có số phận như thế nào?
Số phận của gái lầu xanh thời phong kiến là một chuỗi bi kịch đầy tủi nhục và cay đắng. Dù có nhan sắc hay tài năng, họ vẫn là những con người bị xã hội khinh miệt, phải sống trong cảnh giam cầm và lệ thuộc vào kỹ viện. Hầu hết những cô gái này không có quyền tự quyết cuộc đời mình, bị cuốn vào vòng xoáy nghiệt ngã của số phận ngay từ khi còn rất trẻ.
Nhiều cô gái bước chân vào chốn thanh lâu không phải do mong muốn mà vì hoàn cảnh éo le. Có người bị gia đình bán đi vì nghèo đói, có người bị kẻ xấu lừa gạt, cũng có người trở thành kỹ nữ vì chiến tranh, loạn lạc khiến gia đình tan nát. Khi đã vào kỹ viện, họ gần như không có cơ hội thoát thân, bị chủ kỹ viện kiểm soát chặt chẽ và buộc phải tuân theo những quy tắc hà khắc.
Những kỹ nữ bậc cao, dù được tiếp xúc với giới thượng lưu, hưởng vinh hoa phú quý, nhưng vẫn chỉ là “hoa trong lồng kính”. Họ có thể được trọng vọng vì tài năng và nhan sắc, nhưng danh phận vẫn bị ràng buộc với hai chữ “kỹ nữ”. Dù có bao nhiêu kẻ si mê, họ vẫn chỉ là món hàng để mua vui, không có quyền quyết định tương lai. Chỉ những người may mắn được quý nhân chuộc thân hoặc được nhận làm thiếp mới có cơ hội thay đổi cuộc đời.
Còn những cô gái kỹ nữ hạng thấp thường chịu số phận khổ cực và bi đát hơn cả. Họ phải tiếp đủ loại khách, từ kẻ giàu có đến những người bạo lực, vô học. Cuộc sống của họ là chuỗi ngày bị bóc lột cả thể xác lẫn tinh thần, không có ai bảo vệ hay chở che. Khi tuổi xuân phai nhạt, họ trở nên vô dụng, bị đuổi ra đường hoặc chết trong cô độc, bệnh tật.
Nói chung, dù ở bất kỳ cấp bậc nào, gái lầu xanh trong xã hội phong kiến đều có một điểm chung là họ đều bị coi thường, bóc lột và không thể làm chủ số phận của mình. Những người may mắn có thể tìm được lối thoát, nhưng phần lớn phải chấp nhận cuộc đời đầy khổ đau, sống trong sự ghẻ lạnh của xã hội cho đến khi tàn lụi theo năm tháng.

Những cô nàng kỹ nữ dù xinh đẹp, tài giỏi đến đâu thì đều chung số phận bi đát và chịu nhiều khổ sở từ sụ khinh bỉ và kỳ thị của xã hội.
Gái lầu xanh có vai trò gì trong xã hội phong kiến?
Dù bị xã hội phong kiến xem thường, nhưng kỹ nữ vẫn có một vai trò nhất định, đặc biệt trong các lĩnh vực giải trí, văn hóa và thậm chí cả chính trị. Họ không chỉ là những người mua vui cho nam nhân mà còn góp phần tạo nên những giá trị nghệ thuật, trở thành nguồn cảm hứng cho thơ ca và đóng một vai trò không nhỏ trong đời sống tinh thần của tầng lớp thượng lưu.
Trong một xã hội mà nam giới nắm quyền và phụ nữ bị ràng buộc bởi lễ giáo khắt khe, lầu xanh trở thành nơi để quan lại, thương nhân và những người giàu có tìm đến để giải trí. Ở đó, họ có thể thưởng thức ca múa, đàn hát, đối thơ và chia sẻ những tâm tư trong cuộc sống quan trường hoặc thương trường với những cô kỹ nữ xinh đẹp. Với sự khéo léo và am hiểu tâm lý, kỹ nữ không chỉ là người mua vui mà còn là những tri kỷ tạm thời của nhiều khách làng chơi.
Không phải tất cả kỹ nữ đều chỉ đơn thuần là mua vui và bán thân. Nhiều người trong số họ là những nghệ sĩ thực thụ, góp phần duy trì và phát triển các loại hình nghệ thuật như ca múa, đàn hát, thư họa và thi ca. Trong lịch sử, có không ít kỹ nữ nổi tiếng với tài năng xuất chúng, được các văn nhân thi sĩ trọng vọng, trở thành nguồn cảm hứng cho nhiều tác phẩm nghệ thuật để đời như “Hồng Lâu Mộng”, “Kim Bình Mai”,…
Hy vọng với những thông tin mà Sexshop18 chia sẻ đã giúp các bạn có cái nhìn toàn diện hơn về cuộc đời và thân phận của gái lầu xanh là gì. Qua đó, cũng thấu hiểu hơn về thân phận của người phụ nữ thời phong kiến không có tiếng nói. Họ luôn bị nam nhân kiểm soát và áp bứt một cách bất công, dù cho họ là những con người xinh đẹp và tài năng đến cỡ nào.