Ngày nay khi nghe đến “kỹ nữ” thì chắc hẳn ai cũng mặc định trong đầu đó là nghề làm gái mại dâm thời xưa. Tuy nhiên, trên thực tế thì nguồn gốc của kỹ nữ ban đầu không phải là nghề mại dâm. Vậy kỹ nữ là gì? Hãy cùng chúng tôi đi tìm hiểu tất tần tật về nghề kỹ nữ thời xưa trong bài viết sau đây nhé.
Kỹ nữ là gì? Kỹ nữ thời xưa được dùng để chỉ những người con gái có tài năng ca hát, nhảy múa, nói chung là về nghệ thuật và văn học. Thế nhưng, theo thời gian xã hội thời xưa ngày càng loạn lạc nên lối sống của con người dần phóng túng hơn. Nên những cô gái kỹ nữ lúc bấy giờ không còn đơn thuần là “bán nghệ” mà họ còn “bán thân”. Đó là lý do vì sao kỹ nữ được xem là nghề bán dâm.
Nguồn gốc và ý nghĩa ban đầu của kỹ nữ là gì?
Nhiều người thường nghĩ rằng “kỹ nữ” là từ dùng để chỉ những cô gái hành nghề “mại dâm” trong các kỹ viện thời xưa. Tuy nhiên, theo tìm hiểu của chúng tôi thì nguồn gốc thực sự của từ kỹ nữ lại không phải là để chỉ những cô gái điếm. Kỹ nữ mang một ý nghĩa trong sáng hơn và nghề kỹ nữ ban đầu cũng không phải là nghề “buôn hương bán phấn”.
Vậy nguồn gốc của kỹ nữ là gì? Theo các chuyên gia nghiên cứu về lịch sử cho biết, nghề kỹ nữ có nguồn gốc từ Trung Quốc, xuất hiện khá lâu đời. Ban đầu nghề kỹ nữ được dùng để gọi những cô gái làm nghề ca vũ xướng, nghĩa là ca hát, nhảy múa mua vui cho người xem, chỉ bán nghệ chứ không bán thân. Nhưng về sau, do xã hội ngày càng phóng túng nên bên cạnh việc bán nghệ thì kỹ nữ còn bán thân để nuôi sống bản thân.
Vì thế, theo tiếng Hán của Trung Quốc thì từ kỹ nữ có nhiều dạng viết khác nhau, tùy vào trường hợp mà người ta sẽ dùng từ cho phù hợp. Theo tiếng Hán thì từ kỹ nữ sẽ được ghép từ chữ “kỹ” và chữ “nữ”, chữ “nữ” thì lúc nào cũng sẽ là chữ “女” còn chữ “kỹ” thì sẽ có 3 dạng viết như sau:
-Chữ “kỹ” theo dạng 伎 (nhân + chi) ghép với chữ “nữ” sẽ thành từ 伎女, mang ý nghĩa chỉ những người phụ nữ có tài năng ca hát, nhảy múa.
-Chữ “kỹ” theo dạng 技 (thủ + chi) ghép với chữ “nữ” thành từ 技女, thì lại có ý nghĩa là tài năng, tài nghệ.
-Chữ “kỹ” theo dạng 妓 (nữ + chi) ghép với chữ “nữ” thành từ 妓女 là để chỉ những người con gái sống bằng nghề bán nghệ và bán thân hay còn dùng để nói về gái mại dâm.
Do chữ tiếng Hán có thể ghép từ nhiều chữ thành một chữ sẽ mang lại nhiều ý nghĩa khác nhau nhưng cách đọc thì chỉ có 1 nên nhiều người thường nhầm lẫn ý nghĩa của từ. Giống như từ “kỹ nữ” chúng ta thường chỉ biết tới ý nghĩa là gái bán thân chứ ít khi biết về những ý nghĩa khác.
Ngoài ra, nếu như ở Trung Quốc có nghề kỹ nữ đàn hát, nhảy múa mua vui cho người xem thì ở một số nước châu Á cũng có nghề kỹ nữ như thế nhưng được gọi bằng những cái tên khác nhau, ví dụ như: ở nước ta thì có “cô đào, ả đào, đào hát”, ở Hàn Quốc thì có Kisaeng, ở Nhật Bản thì có Geisha.
Tìm hiểu về kỹ nữ bán thân ở kỹ viện thời xưa
Kỹ nữ bán thân bắt nguồn từ đâu?
Như đã đề cập ở trên, kỹ nữ ban đầu chỉ là nghề xướng ca, nhảy múa, chỉ bán nghệ chứ không bán thân. Tuy nhiên, đến cuối thời Nam Tống, xã hội bắt đầu loạn lạc, lối sống con người trở nên phóng túng, đạo đực suy đồi nên bắt đầu xuất hiện các loại hình ăn chơi, mua bán dâm. Những cô gái nhà nghèo vì hoàn cảnh cơ hàn nên từ nghề ca hát, bán nghệ dấn thân vào con đường bán thân.
Kỹ nữ bán thân cũng từ đó ra đời, nhưng mãi đến thời nhà Minh mới là giai đoạn thịnh hành của nghề bán thân này. Khi ấy, nhiều kỹ viện, lầu xanh mọc lên hàng loạt, từ các đô thị lớn cho đến các châu ấp nhỏ, nơi nào cũng có kỹ viện. Do kỹ viện mọc lên ngày càng nhiều nên lúc bấy giờ các quan phủ đề ra một loại thu thuế dành cho kỹ viện và kỹ nữ hành nghề, gọi là tiền phấn son.
Ở nước ta vào thời nhà Lê, cùng thời với nhà Minh ở Trung Quốc, cũng đã bắt đầu xuất hiện những cô nàng “bán nghệ bán thân” giống như kỹ nữ ở nước bạn, được gọi là Hoa mại nương hay gọi tắt là Hoa nương. Cũng chính vì sự thịnh hành của nghề mại dâm, nên dần dần những cô gái ban đầu bán nghệ dấn thân vào con đường bán thân ngày càng nhiều. Vì thế, từ kỹ nữ gắn liền với gái mại dâm.
Sự phân cấp kỹ nữ
Nếu tìm hiểu sâu xa về nghề kỹ nữ thì chúng ta sẽ thấy được trong nghề này cũng có nhiều cấp bậc, thông thường sẽ dựa trên nhan sắc, tài năng, thân phận của kỹ nữ mà phân loại. Thế nhưng, ở mỗi thời cũng sẽ có những yếu tố phân cấp bậc khác nhau. Ban đầu nghề kỹ nữ sẽ lấy nhan sắc ra làm tiêu chí để phân cấp bậc, gồm 3 cấp hạng là hạng trên, hạng giữa và hạng dưới.
Đến thời nhà Đường, thì tiêu chí phân cấp kỹ nữ lại không dựa vào nhan sắc mà sẽ dựa vào tài năng, tiếp sau đó mới tới dung mạo. Những kỹ nữ có tài năng ca hát, nhảy múa giỏi sẽ được xếp cao nhất, thường được gọi là “tiền đầu nhân” hoặc “nội nhân”, chỉ phục vụ cho vua, chúa xem.
Thời nhà Tống thì lại chú trọng vào yếu tố tài sắc vẹn toàn, những người hội tụ được nhan sắc lẫn tài nghệ sẽ được xếp hạng nhất, trong Quan kỹ họ sẽ là những người đứng đầu và nhảy múa chính.
Thời nhà Minh và Thanh thì sẽ dựa vào tiêu chí “tài, tình, sắc, nghệ”, cụ thể trong quyển Kim Lăng kỹ phẩm phân kỹ nữ làm 4 loại:
-Phẩm chất là thứ nhất: Người con gái có phẩm chất cao quý là hơn
-Thanh vận là thứ hai: Người con gái có phong nghe là hơn.
-Tài nghệ là thứ ba: Người con gái có tài năng là hơn.
-Nhan sắc là thứ tư: Người con gái có dung mạo xinh đẹp là hơn.
Trong thời cận đại thì việc phân cấp kỹ nữ có phần đa dạng hơn, bao gồm:
-Nữ hiệu thư: là kỹ nữ có cấp bậc cao nhất, thường là những người có tài sắc vẹn toàn. Nữ hiệu thư chỉ ca hát, nhảy múa, đóng kịch và mời rượu cho quan khách thưởng thức. Họ chỉ bán nghệ không bán thân.
-Trường tam: thấp hơn Nữ hiệu thư một bậc nhưng vẫn là những kỹ nữ hạng sang. Những cô gái này cũng sẽ bán nghệ không bán thân. Thế nhưng, vẫn có một số cô nàng còn giữ khách lại qua đêm.
-Yêu nhị: là những kỹ nữ hạng trung, họ là những cô gái bán thân, đa số là bán thân để trừ nợ. Khách chỉ phải trả 2 đồng để mua vui với dạng kỹ nữ này, nên họ mới được gọi là yêu nhị.
-Dã kê (gà lẻ): là kỹ nữ hạng thấp, thường sẽ được chia là 2 loại là gà lẻ ở nhà và gà lẻ phổ thông. Đối với gà lẻ ở nhà thì chỉ tiếp những người khách quen, còn gà lẻ phổ thông thì phải đi đứng đường để mồi chài khách.
-Bàn đinh: là kỹ nữ có cấp bậc thấp nhất trong giới kỹ nữ ở Thượng Hải, khách chỉ cần bỏ ra 3 hào là có thể “mua vui” với họ.
Nguồn gốc của kỹ nữ bán thân từ đâu
Kỹ nữ bán thân có rất nhiều nguồn gốc để dấn thân vào nghề bán dâm và trong số đó có 3 nguồn gốc chính đó chính là:
Tù nhân
Những người con gái bị bắt làm tù nhân sẽ bị biến thành các kỹ nữ thấp kém, hay còn gọi là gia nô, họ phải phục vụ nhu cầu tình dục cho các tướng sĩ.
Sung công
Sung công là chỉ hành động quan phủ bắt các phụ nữ trong gia đình của phạm nhân đi làm kỹ nữ. Những người phụ nữ không có nhan sắc thì sẽ bị bắt đi làm nô tỳ, còn những người có nhan sắc thì sẽ bắt đi làm kỹ nữ phục vụ cho những kẻ có quyền chức.
Buôn người
Các cô gái nhà nghèo bị buôn bán là nô tỳ là nguồn gốc chủ yếu của kỹ nữ ở Trung Quốc, thường sẽ có 2 dạng là tự bán mình hoặc bị bán. Những cô gái tự bán mình thường là con nhà nghèo, bị quan lại bóc lột thu thuế nặng khiến họ phải mắc nợ nần. Những kỹ viện tìm cách lừa những cô gái này, ngụy tạo văn khế bán thân, với số nợ cao hơn rất nhiều lần. Khiến họ phải bán thân trả nợ và làm kỹ nữ.
Trong kỹ viện có những cấp bậc nào
Ngoài kỹ nữ ra thì để một kỹ viện vận hành tốt thì còn nhiều chức vụ và cấp bậc khác, đảm nhiệm nhiều vai trò khác nhau như:
-Cha hờ, mẹ hờ: họ chính là chủ nhân của kỹ viện, với vai trò là cha mẹ nuôi của kỹ nữ, còn được gọi là “can gia, can má”. Thường là những kẻ gian xảo và độc ác, họ bỏ tiền mua hoặc lừa gạt những cô gái về “bán thân” để kiếm ra tiền cho họ.
-Di nương, Đại thư: là những người đầy tớ trong kỹ viện, giúp việc cho các kỹ nữ. Di nương là những người đã có chồng, còn Đại thư là những người chưa chồng. Công việc chủ yếu là tạp vụ, quét dọn kỹ viện, dọn dẹp phòng, trang điểm và chải tóc cho các kỹ nữ. Di nương thì sẽ làm những việc nặng nhọc hơn như quét dọn, tạp vụ, còn Đại thư thì thường sẽ giúp kỹ nữ trong việc tiếp khách.
-Nam giúp việc: Đây là những người đầy tớ nam trong kỹ viện, thường sẽ làm những việc như khiêng kiệu, kéo xe, canh đêm. Họ thường được gọi là Ngoại trường, Ngoại thế, Quy nô, Nhị gia hay Tương ban.
-Bì điều khách: là những người mối lái cho khách và kỹ nữ, họ không phải là người làm trong kỹ viện nhưng lại có mối quan hệ mật thiết với kỹ viện.
-Mã sư: là người đàn nhạc góp vui cho kỹ nữ nhảy múa trong kỹ viện.
-Tương trướng: kế toán của kỹ viện.
-Tư thái: đầu bếp trong kỹ viện.
“Buộc lược” là nghi thức gì?
Trong giới lầu xanh còn có một nghi thức được xem là khá quan trọng, đó chính là nghi thức buộc lược. Theo nguyên tắc, những kỹ nữ còn trong trắng sẽ được gọi là Thanh quán nhân, những người này do còn trinh nên sẽ chỉ cài lược trên bím tóc của mình. Sau lần đầu tiên tiếp khách, đã mất đi sự trong trắng thì họ sẽ búi tóc lên, gọi là buộc lược. Giống như phụ nữ đã có chồng phải búi tóc lên để phân biệt với gái chưa chồng.
Nghi thức buộc lược được xem là khá quan trọng của kỹ nữ, nó giống như nghi thức hợp cẩn khi kết hôn. Những cô nàng Thanh quán nhân và nghi thức buộc lược được xem là “mỏ vàng” của các Tú bà thanh lâu. Vì chỉ có những người đàn ông có chức quyền, giàu có và địa vị thì mới có số tiền lớn để “thưởng thức” đêm đầu tiên của Thanh quán nhân.
Cũng chính vì thế mà nghi thức buộc lược thường được cái kỹ viện làm rất long trọng không khác gì lễ hợp cẩn, cũng có thắp đôi nến lớn, thắt dây giữa kỹ nữ với khách, uống rượu giao bôi. Sau đêm “động phòng” thì kỹ nữ sẽ giữ lại chiếc khăn có dính máu trinh của mình để trao cho khách như một bằng chứng về sự trong trắng.
Mong rằng với những thông tin mà Sexshop18 chia sẻ đã giúp các bạn hiểu thêm về kỹ nữ là gì và nghề kỹ nữ có nguồn gốc từ đâu. Kỹ nữ bán thân tuy là một nghề thấp kém, bị xã hội coi rẻ nhưng chúng ta cũng không thể phủ nhận những đóng góp của họ trong lịch sử văn hóa và nghệ thuật. Bằng chứng là văn hóa kỹ nữ đã được các chuyên gia nghiên cứu công nhận.