Nút lưỡi có bị nhiễm HIV không? Yếu tố làm lây nhiễm HIV?

79 / 100

Ngày nay, nhờ vào sự tuyên truyền mạnh mẽ từ các phương tiện truyền thông đại chúng, mà số đông mọi người đã cập nhật và trang bị kịp thời mọi thông tin liên quan đến căn bệnh thế kỷ HIV. Tuy nhiên, dựa vào tình hình thực tế cho thấy, có không ít bạn trẻ vẫn còn khá mơ hồ và chưa hiểu biết rõ về những con đường lây nhiễm HIV.

Nhất là đối với các cặp đôi trẻ tuổi đang yêu, luôn cảm thấy lo lắng và băn khoăn về câu hỏi nút lưỡi có bị nhiễm HIV không? Thấu hiểu được điều đó, bài viết dưới đây sẽ giúp bạn giải quyết vấn đề nan giải này.

Nút lưỡi có bị nhiễm HIV không? Theo như nhận định từ các chuyên gia, hành động nút lưỡi nhau không có khả năng lây lan HIV. Tuy nhiên, nếu như lúc hai người hôn môi sâu, mà bên trong khoang miệng của cả 2 đang xuất hiện vết thương hở, lở loét, chảy máu chân răng. Thì nguy cơ cả 2 bị lây nhiễm HIV sẽ tăng cao.

Nút lưỡi có bị nhiễm HIV không?

HIV (Human Immunodeficiency Virus) là một loại virus nguy hiểm làm suy yếu hệ thống miễn dịch của con người. Khi nhiễm phải loại virus này, nó sẽ khiến cơ thể chúng ta bị giảm sức đề kháng, và mất khả năng chống chọi lại các tác nhân gây bệnh từ bên ngoài. Về lâu dài, có thể dẫn đến tử vong. Bên cạnh đó, các nghiên cứu chỉ ra rằng, HIV chủ yếu lây truyền qua 3 con đường chính, đó là từ mẹ sang con, đường máu và quan hệ tình dục.

Thế còn hành động nút lưỡi có bị nhiễm HIV không? Theo như chia sẻ từ các bác sĩ chuyên khoa, việc hôn môi sâu và chạm lưỡi vào nhau sẽ không làm lây truyền bệnh HIV. Ngoại trừ trường hợp, thời điểm hai người nút lưỡi, mà bên trong vòm miệng của cả 2 đang xuất hiện các vết thương hở, lở loét, nhiệt miệng, chảy máu chân răng,… Thì cả hai có thể bị lây nhiễm HIV.

nút lưỡi có bị nhiễm hiv không? lý giải

Nút lưỡi có bị nhiễm hiv không? Việc hôn môi và trao đổi nước bọt với nhau không làm lây nhiễm bệnh HIV.

Nói rõ hơn về vấn đề tại sao khi chúng ta hôn môi và trao đổi nước bọt qua lại mà không lây bệnh HIV là bởi vì nước bọt có chứa hàm lượng lớn thành phần protein và hoạt chất Enzyme. Nó đảm nhận nhiệm vụ tiêu hóa thức ăn, bôi trơn, cấp ẩm và duy trì độ ẩm cho khoang miệng. Đồng thời, ngăn chặn sự tấn công của các virus và vi khuẩn gây hại vào cơ thể. Chưa dừng lại ở đó, trong nước bọt còn chứa chất ức chế protease bạch cầu (SLPI).

Đây là một loại enzyme xuất hiện trong cả chất dịch nhầy âm đạo và tinh dịch của nam giới. Nó đóng góp vai trò không nhỏ đối với hệ thống miễn dịch, giúp giảm thiểu rủi ro lây lan bệnh truyền nhiễm, và ngăn ngừa sự xâm nhập của các hại khuẩn. Chính vì thế, mà tỷ lệ nhiễm HIV khi hôn môi là cực kỳ thấp. Nó chỉ xảy ra khi trong khoang miệng của bạn và đối tác đang có những vết trầy xước, lở loét gây chảy máu.

Bệnh HIV không lây qua những đường nào?

Mặc dù, tính đến hiện tại, vẫn chưa có một phương pháp y khoa nào chữa trị dứt điểm bệnh HIV. Thế nhưng, theo chuyên gia, người bệnh vẫn có thể tiếp tục duy trì sự sống và sinh hoạt như người bình thường bằng cách sử dụng thuốc và tuân thủ nghiêm ngặt phác đồ điều trị bệnh. Do đó, mà các bác sĩ cũng thường xuyên khuyến cáo mọi người không nên tỏ thái độ kỳ thị, ghét bỏ và xa lánh người bị nhiễm HIV. Bởi ngoài việc nút lưỡi ra, thì bệnh lý này cũng không lây lan qua các đường như:

Nước hoặc không khí

Virus HIV thường sinh sôi và phát triển mạnh khi tồn tại bên trong cơ thể con người. Chúng sẽ rất nhanh bị vô hiệu hóa và mất hết chức năng lây nhiễm khi tiếp xúc với nước hoặc môi trường không khí trong vòng 30 phút. Vì vậy, nếu các chất dịch tiết có chứa virus HIV bị rơi vãi trên mặt sàn, hay dính khô lên những vật dụng, thì khó mà lây truyền bệnh được.

Hành động ôm ấp, bắt tay

Những hành động da kề da ví dụ như bắt tay, ôm ấp, vuốt ve người bị HIV, hoàn toàn không thể làm lây truyền bệnh HIV. Trừ khi, trên bề mặt da của bạn và người bệnh đang có những vết thương hở như viêm lở, nhiễm trùng,… mà cả hai vẫn chạm vào cơ thể nhau. Thì lúc đó, nguy cơ lây truyền virus HIV sẽ tăng cao.

nút lưỡi có bị nhiễm hiv không? bắt tay

Hành động bắt tay với người bị nhiễm HIV không làm bạn bị lây virus HIV.

Sử dụng chung nhà vệ sinh

Trên thực tế, phần lớn mọi người đều rất e ngại việc dùng chung nhà vệ sinh với người lạ vì lo sợ nhiễm bệnh. Tuy nhiên, như những gì đã đề cập ở trên, virus HIV thường không tồn tại được lâu trong không khí và môi trường bên ngoài cơ thể. Thế nên, cho dù bạn có ngồi trực tiếp lên bệ bồn cầu, hay sử dụng chung nhà tắm với những ai đang mắc bệnh HIV. Thì cũng rất khó bị lây bệnh truyền nhiễm.

Dùng chung vật dụng ăn uống

Không riêng gì việc dùng chung nhà vệ sinh, mà ngay cả khi bạn sử dụng chung các loại vật dụng ăn uống với người bị HIV, chẳng hạn như dao, muỗng, nĩa, chén, ly uống nước,… Thì rủi ro lây nhiễm HIV cũng rất thấp, gần như không thể xảy ra. Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn tuyệt đối cho bản thân, bạn cần vệ sinh kỹ càng và khử trùng toàn bộ vật dụng trước lúc dùng. Tốt hơn hết, bạn nên hạn chế dùng đồ cá nhân chung với người khác, kể cả bạn bè, hay người thân trong gia đình.

Mồ hôi, nước bọt và nước tiểu

Nhiều chuyên gia cho biết, virus HIV thường ẩn chứa trong các loại chất dịch như máu, sữa mẹ, và dịch tiết ra từ bộ phận sinh dục. Còn những loại chất dịch khác điển hình như mồ hôi, nước bọt, nước tiểu, nước mắt,… là tương đối an toàn và không có nguy cơ lây truyền HIV dù cho bạn có chạm tay vào. Tuy nhiên, rủi ro nhiễm HIV vẫn có thể tăng cao khi các chất dịch này bị hoà lẫn với máu, dịch tiết sinh dục, hoặc sữa của người bệnh.

Qua các loại côn trùng

Chắc hẳn, nhiều bạn vẫn nghĩ việc bị muỗi hay côn trùng cắn, sẽ làm cho máu truyền từ người này sang người khác, dẫn tới rủi ro lây nhiễm HIV. Tuy nhiên, theo bác sĩ, ngoài cơ thể người ra, thì virus HIV không thể sống và phát triển bên trong côn trùng. Đồng thời, chúng cũng không phải vật chứa trung gian làm cho virus lây truyền từ người bệnh sang người khỏe mạnh được.

Yếu tố nào làm tăng tỷ lệ lây nhiễm HIV khi nút lưỡi và Oral sex?

Như đã nói, việc hôn môi sâu và trao đổi nước bọt với nhau hoàn toàn không làm lây truyền virus HIV. Tuy nhiên, nó chỉ mang tính tương đối, nguy cơ bạn bị nhiễm HIV vẫn có thể tăng cao bởi một số yếu tố sau đây:

– Tải lượng virus trong cơ thể: Tùy thuộc vào cơ địa và thể trạng của người bệnh, mà hàm lượng virus HIV trong cơ thể ở mỗi người sẽ khác nhau. Đối với người có tải lượng virus càng cao, thì tỷ lệ lây truyền bệnh cho người khác càng tăng.

– Vết thương hở: Nếu bên trong khoang miệng của bạn và người bệnh đang xuất hiện các vết lở, trầy xước. Thì khi hai người nút lưỡi nhau, virus HIV có thể men theo các vết thương này và thâm nhập vào cơ thể người khỏe mạnh.

nút lưỡi có bị nhiễm hiv không? nhiệt miệng

Khi cả hai đang gặp tình trạng bị nhiệt miệng, hay trầy xước khoang miệng mà hôn môi nhau, thì tỷ lệ nhiễm bệnh sẽ tăng cao.

– Máu kinh nguyệt: Khi bạn quan hệ tình dục bằng miệng cho nữ giới bị nhiễm HIV trong lúc cô nàng đang bước vào thời kỳ kinh nguyệt. Thì việc bạn bị lây bệnh là điều khó tránh khỏi, bởi virus HIV có thể tồn tại trong máu kinh.

– Nhiễm trùng niệu đạo: Trường hợp bạn Oral Sex cho phái nam hay phái nữ vừa mắc bệnh lý viêm niệu đạo, vừa nhiễm HIV. Thì bạn sẽ phải đối mặt với nguy cơ bị lây bệnh HIV.

Hy vọng rằng, thông qua những thông tin hữu ích mà Sexshop18 chia sẻ trên đây, bạn đã tìm ra lời giải đáp cho câu hỏi nút lưỡi có bị nhiễm HIV không? Cùng với đó, có thể giúp bạn hiểu rõ hơn về căn bệnh truyền nhiễm “thế kỷ” này. Hãy nhớ, luôn nâng cao cảnh giác và chủ động hơn trong việc trang bị kiến thức về sức khỏe tình dục, cũng như bệnh HIV, để biết cách bảo vệ an toàn cho bản thân, bạn nhé!