Ngày nay, “red flag” là một trong những cụm từ được ứng dụng rộng rãi ở nhiều khía cạnh đời sống. Nhất là trong tình yêu, các bạn trẻ thường sử dụng red flag nhằm đưa ra “báo động đỏ” cho mối quan hệ yêu đương. Tuy nhiên, trên thực tế, có không ít bạn vẫn còn chưa thực sự hiểu rõ nguồn gốc và ý nghĩa của red flag là gì đối với cuộc sống, cũng như chuyện tình cảm. Chính vì lẽ đó, bài viết dưới đây sẽ giải đáp chi tiết mọi thông tin liên quan đến cụm từ này. Hãy cùng theo dõi qua nhé!
Red flag là gì? Trong cuộc sống, red flag được hiểu là “cờ đỏ”, đây là lá cờ chuyên dùng để cảnh báo những khu vực đang xảy ra hoặc tiềm ẩn nhiều nguy hiểm chết chóc. Mặt khác, khi nói về chủ đề tình yêu, red flag những tín hiệu cho thấy mối quan hệ tình cảm của bạn không lành mạnh. Do đó, bạn cần phải cân nhắc nên tiếp tục hay dừng lại.
Red flag là gì trong cuộc sống?
Thật ra, cụm từ “red flag” xuất hiện rất phổ biến trong đời sống, nhưng không phải ai cũng chú ý và quan tâm đến nó. Vậy red flag là gì? Red flag mang ý nghĩa “lá cờ đỏ”, đây là lá cờ chuyên dùng trong việc đưa ra tín hiệu cảnh báo những khu vực đang xảy ra. Hoặc tiềm ẩn vô số hiểm nguy chết chóc, có thể gây hại đến tính mạng con người.
Lý giải tại sao người ta thường chọn lá cờ đỏ làm biểu tượng cảnh báo những vùng nguy hiểm đó là vì màu đỏ là tone màu nổi bật và ít bị tán xạ bởi ánh nắng mặt trời. Thế nên, cho dù bạn đang ở trong một môi trường khắc nghiệt như sương mù giăng kín, mưa giông, bão táp,… bạn vẫn có thể dễ dàng nhìn thấy cảnh báo này.
Trong đời sống thường nhật, cờ đỏ được sử dụng ở một số lĩnh vực như giải đua xe chuyên nghiệp, xây dựng, khai thác rừng, khai thác khoáng sản và dầu mỏ,… Bên cạnh đó, tại nhiều khu rừng, hay bãi biển, lá cờ màu đỏ sẽ được treo trên cái cây cao hoặc cắm trên bãi cát, nhằm cảnh báo đây là khu vực nguy hiểm. Ví dụ như cháy rừng, vùng biển không an toàn, nơi có nhiều thú dữ,… Người dân khi thấy tín hiệu này ở đâu, thì tuyệt đối không được lại gần, mà phải tránh xa khu vực đó, để bảo toàn tính mạng.
Tìm hiểu về nguồn gốc của red flag
“Red flag” xuất hiện vào khoảng thế kỷ 17, tức là vào những năm 1600. Thời điểm ấy, cờ đỏ được xem là biểu tượng của chiến tranh. Quân đội và các lực lượng vũ trang chuyên sử dụng lá cờ này nhằm cảnh bảo về những khu vực đang diễn ra cuộc chiến, hoặc nơi đóng quân, tập trận, để người dân không lại gần.
Đồng thời, lúc bấy giờ, ở một số quốc gia, các loại phương tiện chuyên chở trang thiết bị quân sự thường gắn hoặc treo cờ đỏ trên nóc xe, nhằm mục đích đưa ra tín hiệu ưu tiên và khẩn cấp, để mọi người tránh đường cho xe đi qua. Tới những năm ở thế kỷ 18, khái niệm về red flag phát triển rộng hơn. Hình ảnh lá cờ đỏ được ứng dụng phổ biến trong nhiều lĩnh vực đời sống, chứ không riêng gì chiến tranh như trước đây.
Red flag trong tình yêu là gì? Tín hiệu nhận biết như thế nào?
Vậy còn cờ đỏ là gì trong tình yêu? Khi nhắc đến chủ đề tình yêu, “red flag” là tập hợp những tín hiệu “đỏ”, cảnh báo bạn đang mắc kẹt trong mối quan hệ yêu đương không lành mạnh, chỉ chất chứa toàn sự độc hại và tiêu cực. Về lâu dài, mối quan hệ này có thể gây tác động xấu đến tinh thần, sức khỏe và thể chất của bạn. Vậy nên, muốn biết mối quan hệ tình cảm giữa mình và “người ấy” có xuất hiện “cờ đỏ” hay không. Thì bạn có thể dựa vào những dấu hiệu như sau:
Nói xấu và xúc phạm người yêu cũ
Nếu bạn nhận thấy cứ mỗi lần tâm sự về người yêu cũ, “người ấy” lại tỏ ra trách móc, chỉ trích, dùng nhiều lời lẽ tiêu cực, kể xấu tình cũ. Hoặc đổ hết mọi tội lỗi lên đầu người cũ, và không ngừng minh oan, “tẩy trắng” cho bản thân. Thì đây có thể là tín hiệu red flag mà bạn cần đề phòng. Nó cho thấy đối phương là người có bản tính ích kỷ, thích ghim thù chuốc oán và không rộng lượng.
Bởi lẽ, bạn nên biết, trong mối quan hệ đổ vỡ, không mấy suôn sẻ và hạnh phúc, nguyên nhân thường xuất phát từ cả hai phía, ai cũng có sai lầm của riêng mình. Vì thế, bạn cần xác thực rõ ràng, đừng vội tin người, để tránh hiểu lầm người khác.
Họ thường xuyên lừa dối bạn
Trong cuộc sống, đôi khi có một vài trường hợp bất khả kháng buộc chúng ta phải nói dối. Nhưng hành vi này chỉ được chấp nhận và du di bỏ qua khi nó có chừng mực, và không gây hại đến quyền lợi, danh tiếng của người khác.
Ngược lại, nếu đối phương thường xuyên lừa dối bạn hết lần này đến lần khác, không bao giờ giữ đúng lời hứa và lúc nào cũng biện minh bằng những lời giải thích ngớ ngẩn. Thì hành động này chứng tỏ họ không hề xem trọng bạn, và họ cũng chẳng thể trở thành một chỗ dựa vững chắc, đáng tin cậy, để bạn gửi gắm cả tương lai vào đó.
Hiếm khi nhường nhịn bạn
Vào những thời điểm bạn và người yêu xảy ra cãi vã, xung đột, nếu đối phương chưa một lần “xuống nước”, nhún nhường và xin lỗi bạn. Thay vào đó, họ lại tỏ thái độ tức giận, cáu gắt, không tiếc lời chửi mắng, xúc phạm bạn, và quyết tranh thắng thua với bạn tới cùng. Thì điều này cho thấy họ không tôn trọng bạn. Cho nên, bạn cần phải nhanh chóng cân nhắc lại mối quan hệ của mình, đừng dại khờ mà lún sâu vào nó.
Thích dùng bạo lực với bạn
Với một người yêu bằng lý trí và con tim chân thành, họ sẽ tự khắc hạ thấp cái tôi, biết kiềm chế và kiểm soát tốt cảm xúc, hành vi, để không làm tổn thương đến tinh thần, lẫn thể chất của người mình yêu. Trái lại, nếu “nửa kia” luôn thực hiện hành vi bạo lực với bạn, hay mọi người xung quanh, kể cả động vật. Thì không còn bàn cãi gì nữa, đây đích thị là tín hiệu “cờ đỏ”. Khi gặp phải trường hợp này, điều đầu tiên bạn cần làm là hãy giữ khoảng cách với họ, để bảo vệ an toàn cho bản thân.
Coi thường và đánh giá thấp bạn
Khi yêu ai đó thật lòng, người ta sẽ sẵn sàng chấp nhận và bỏ qua mọi khuyết điểm của nhau. Đồng thời, không đặt nặng vấn đề tuổi tác, học thức, bằng cấp hay gia cảnh giàu nghèo. Thế nhưng, nếu “nửa kia” thường xuyên mỉa mai và chì chiết các mặt hạn chế của bạn, hoặc tỏ ra coi thường, chê bai bạn trước mặt người khác. Thì chứng tỏ bạn hoàn toàn không có giá trị hay chỗ đứng trong lòng họ.
Kiểm soát và ghen tuông quá mức
Trong mối quan hệ tình cảm, nếu “người ấy” nhiều lần ghen tuông vô cớ, thích kiểm soát bạn mọi lúc mọi nơi, cấm đoán bạn đủ điều. Hơn nữa, còn xâm phạm luôn cả quyền riêng tư của bạn, và không cho bạn tiếp xúc với bất kỳ người nào khác, kể cả bạn bè hay người thân. Thì đây chính là thứ tình yêu độc hại, mà bạn cần kịp thời phát hiện và nhanh chóng tránh xa.
Hai người bất đồng về quan điểm sống
Trong quá trình tìm hiểu, nếu giữa bạn và “người ấy” hay tranh cãi về những vấn đề nhỏ nhặt, vô bổ. Hoặc luôn đưa ra những ý kiến trái ngược, bất đồng quan điểm, khiến cả hai cảm thấy khó chịu, bực bội và không còn muốn trò chuyện với nhau nữa. Thì chỉ nhiêu đây thôi cũng đủ chứng minh rằng giữa hai người không có sự hòa hợp về suy nghĩ, tính cách lẫn quan điểm sống. Vì vậy, cả hai khó mà duy trì và phát triển mối quan hệ tình cảm theo hướng tốt đẹp và lâu dài.
Sống phụ thuộc và vô trách nhiệm
Tình yêu đích thực là phải xuất phát từ cả hai phía, đề cao sự công bằng, bình đẳng và hỗ trợ lẫn nhau, chứ không phụ thuộc và dựa dẫm hoàn toàn vào một người. Trái lại, nếu “nửa kia” luôn tỏ ra hờ hững, vô tâm, hoặc có những hành vi như: nhiều lần hỏi mượn tiền bạn, “nhảy việc” liên tục, không biết phấn đấu nỗ lực làm việc, nhanh nản chí và buông xuôi công việc,… Thì các biểu hiện này cho thấy họ vừa là người vô trách nhiệm, vừa không có chí tiến thủ, chỉ thích dựa dẫm và trông chờ vào bạn.
Thao túng tâm lý
Họ thường xuyên lợi dụng nỗi đau, sự mất mát hay thiếu thốn về mặt tình cảm, lẫn vật chất của bạn, nhằm thực hiện hành vi kiểm soát và thao túng tâm trí bạn. Họ luôn bóp méo sự thật, hoặc ngầm chống đối lại những quan điểm mà bạn đưa ra, để bạn cảm thấy hoài nghi về năng lực của bản thân.
Chưa dừng lại ở đó, đối phương còn có sở thích đóng vai nạn nhân, hoặc không ngừng than vãn về những việc tốt mình từng làm trong quá khứ, với mục đích khơi gợi sự đồng cảm, hoặc cảm giác tội lỗi, áy náy từ phía bạn. Họ không chỉ khiến bạn đánh mất niềm tin, bỏ quên cảm xúc của chính mình. Mà còn làm cho bạn phải sống phụ thuộc và chỉ tập trung vào mỗi họ.
Giữ kín bí mật về bản thân
Tuy hai người đã quen nhau một thời gian, nhưng họ chưa công khai bất cứ thông tin gì về bản thân như địa chỉ nhà ở, công việc hiện tại, nhân thân gia đình, bạn bè, mối quan hệ cũ, tài khoản mạng xã hội,… Khi bạn vô tình khơi gợi lại chuyện quá khứ, hoặc thăm hỏi đời đời sống cá nhân của họ. Thì họ thường cố tình lảng tránh, nhanh chóng đề cập sang chuyện khác, hoặc nói không đúng sự thật, nhằm lấp liếm cho qua.
Nên làm gì để thoát khỏi “cờ đỏ” trong tình yêu?
Khi thấy mối quan hệ yêu đương của mình có tín hiệu “cờ đỏ”, thì bạn nên xử lý theo các giải pháp sau đây, để tháo gỡ nó:
– Giao tiếp cởi mở: Trước tiên, bạn nên cùng người yêu ngồi lại trò chuyện và trao đổi về những vấn đề và khúc mắc mà cả hai đang gặp phải. Bạn hãy chia sẻ cảm xúc và suy nghĩ một cách cởi mở, tự nhiên, để đối phương có thể thấu hiểu nỗi lòng và mong muốn của bạn. Điều này, sẽ giúp cho họ biết được bản thân đang còn thiếu sót hoặc sai ở đâu, để sửa đổi và cải thiện tốt hơn.
– Đánh giá lại mối quan hệ: Nếu như, sau buổi trò chuyện mà đối phương vẫn chứng nào tật nấy, không chịu thay đổi tích cực hơn. Thì lúc này, điều bạn cần làm là hãy cân nhắc và đánh giá lại mối quan hệ của hai người, để xem có nên tiếp tục duy trì nó hay không.
– Mạnh mẽ rời đi: Một khi mọi hành vi tiêu cực và độc hại của đối phương vượt khỏi sức chịu đựng và gây tổn hại nặng nề cho tinh thần, lẫn sức khỏe của bạn. Thì bạn nên mạnh mẽ buông bỏ và nhanh chóng cắt đứt mối quan hệ với họ. Hãy yêu thương bản thân nhiều hơn, dành thời gian cho việc chữa lành vết thương lòng và tìm hướng đi tốt đẹp cho bản thân.
– Nhờ sự giúp đỡ: Khi cảm thấy quá bí bách và không thể giải quyết suôn sẻ mọi thứ, bạn có thể nhờ sự hỗ trợ từ người thân, bạn bè hoặc bác sĩ tâm lý. Họ sẽ giúp bạn vực dậy tinh thần và tìm lại chính mình.
Trên đây, Sexshop18 đã giải thích một cách tường tận mọi thông tin xoay quanh câu hỏi red flag là gì? Hy vọng rằng, thông qua bài viết này, bạn sẽ có cái nhìn cặn kẽ và sâu sắc hơn về biểu tượng “cờ đỏ” trong đời sống, và cả mối quan hệ tình cảm. Dựa vào đó, có thể giúp bạn sớm phát hiện ra những tín hiệu “độc hại”, tiêu cực khi yêu, để kịp thời thoát ly ra khỏi nó.