Yết hầu là gì? Vì sao không nên chạm vào yết hầu con trai

78 / 100

Ngoài cơ quan sinh dục ra thì trên cơ thể của phái nam và phái nữ có rất nhiều bộ phận mang đặc điểm giới tính riêng biệt. Trong đó có một bộ phận mà ở nam giới  có mà nữ giới không có, đó chính là yết hầu. Chính vì đây là một đặc điểm giới tính nên khá nhiều bạn nữ thắc mắc rằng không biết yết hầu là gì và vì sao không nên chạm vào bộ phận này của con trai. Để giúp các bạn có được lời giải đáp xin mời cùng tham khảo bài viết sau đây nhé.

Yết hầu là gì? Yết hầu hay còn được gọi là trái cổ là một bộ phận nhô ra phía trước phần cổ của nam giới. Đây chính là phần xương sụn bao bọc lấy dây thanh quản và có chức năng giúp dây thanh quản có kích thước to hơn làm cho giọng nói nam giới trở nên trầm ấm hơn.

Tìm hiểu về khái niệm, nguồn gốc và sự hình thành của yết hầu là gì?

Khái niệm về yết hầu

Nhiều người khi biết được phần nhô ra ở cổ nam giới được gọi là yết hầu thì khá bất ngờ và thắc mắc vì không biết yết hầu là gì và có chức năng gì. Theo giải phẫu học thì yết hầu hay còn gọi là trái cổ, trái khế cổ,… là phần xương sụn bao bọc xung quanh dây thanh quản và nhô ra phía mặt trước cổ của nam giới. Trái cổ không có chức năng gì đặc biệt chỉ làm cho dây thanh quản to ra mà thôi.

Yết hầu khiến cho giọng nói của nam trầm hơn của nữ, vì yết hầu làm cho dây thanh quản to ra, mà dây thanh quản to sẽ khiến cho giọng nói trầm hơn. Ngoài ra, dây thanh quản còn có chức năng giúp chúng ta có thể nói, cười, phát ra âm thanh và hạn chế thức ăn rơi vào khí quản khi nuốt.

Yết hầu là gì?

Yết hầu là gì?  Đây là phần xương sụn bao xung quanh dây thanh quản ở nam giới. 

Nguồn gốc của trái cổ ở nam giới

Có một truyền thuyết Hy Lạp về sự ra đời của trái cổ ở nam giới khá thú vị có tên là “miếng táo của Adam”. Dựa trên thần thoại Hy Lạp kể lại rằng vào thời kỳ ban sơ khi mà loài người chỉ có Adam và Eva. Hai người họ được sống trong vườn địa đàng và Adam đã lỡ ăn phải trái cấm, trong lúc ăn đã bị Chúa phát hiện nên Adam đã vội vã nuốt và mắc nghẹn miếng táo lại nơi cổ họng tạo ra một cục to luôn nhô ra.

Chính vì nam giới là truyền nhân của Adam nên mỗi nam giới sẽ đều sở hữu một trái táo cổ giống như Adam khi xưa.

Yết hầu được hình thành khi nào?

Chúng ta thường nghĩ rằng trái cổ chỉ có ở nam giới nhưng trên thực tế cả nam và nữ khi còn bé đều có trái cổ như nhau, đó là lý do vì sao giọng nói của bé trai và bé gái không có sự khác biệt. Khi đến tuổi dậy thì, nam giới sẽ xuất hiện tình trạng vỡ giọng do dây thanh quản ở phát triển kích thước. Điều này sẽ kéo theo trái cổ của nam giới cũng sẽ phát triển to ra và nhô ra ngoài.

Tại sao nữ giới lại không có trái cổ?

Bên trên đã nói cả nam và nữ lúc bé đều có trái cổ vậy tại sao khi lớn nữ giới lại không có? Lý giải cho điều này các chuyên gia cho biết đó là vì hormone giới tính ở phái nữ làm hạn chế sự tăng trưởng của dây thanh quản. Vì vậy mà khiến cho phái nữ có giọng nói thánh thót và cao hơn nam giới. Cũng chính vì dây thanh quản không tăng trưởng nhiều nên trái cổ của nữ giới cũng sẽ không phát triển và không nhô ra ngoài.

Tuy nhiên, có một số trường hợp nữ giới bị rối loạn nội tiết tố nữ, khiến cơ thể sản sinh quá nhiều hormone testosterone (một loại hormone giới tính nam) làm cho trái cổ của người nữ này phát triển to như nam giới và giọng nói cũng sẽ trầm hơn. Đồng thời, những nam giới nào bị rối loạn hormone cũng sẽ có dây thanh quản nhỏ, giọng cao hơn và trái cổ cũng nhỏ theo.

ở nam giới yết hầu là gì?

Nữ giới cũng có trái cổ nhưng do hormone giới tính hạn chế sự phát triển của dây thanh quản nên trái cổ ở nữ giới không to và không nhô ra.

Tại sao không được sờ yết hầu của con trai?

Theo một cuộc nghiên cứu của các chuyên gia cho biết kích thước của trái cổ có mối liên hệ với hormone sinh dục nam giới (testosterone). Có nghĩa là nếu nam giới có trái cổ càng to, nhô ra càng rõ thì lượng hormone testosterone trong cơ thể của người đó sẽ càng cao. Mà hormone testosterone chính là nội tiết tố quyết định nhu cầu sinh lý và khả năng sinh sản ở nam giới.

Cũng chính vì mối liên hệ với nhu cầu sinh lý nên nhiều người cho rằng trái cổ cũng là một trong những vị trí nhạy cảm của phái mạnh không khác gì bộ phận sinh dục. Mà phái nữ nếu không có bất kỳ mối quan hệ tình cảm nào thì không nên chạm vào. Vì khi chạm vào trái cổ sẽ gián tiếp khiến cho hormone testosterone tăng cao và làm cho nam giới cảm thấy trào dâng ham muốn tình dục.

Ngoài ra, một số người đã đưa ra một vài lý giải về việc không nên chạm vào trái cổ nam giới như sau:

-Trái cổ là một bộ phận nhạy cảm ở nam giới giống như bộ phận sinh dục.

-Hành động sờ vào trái cổ của nam giới cũng giống như hành động chạm vào dương vật.

-Khi chạm vào trái cổ sẽ khiến cho cơ thể nam giới sẽ sản sinh ra nhiều hormone sinh dục testosterone và khiến nam giới hưng phấn giống như đang được ân ái.

Chính vì như vậy mà đối với nam giới không phải người yêu thì phái nữ tuyệt đối không nên chạm vào trái cổ của người ấy. Thậm chí có là người yêu đi chăng nữa cũng không nên đụng chạm vào vị trí nhạy cảm này khi ở những nơi đông người. Chỉ nên chạm vào những khi cả hai ở những nơi riêng tư và trong lúc ân ái với nhau.

Yết hầu là gì? Tại sao không nên chạm vào?

Các bạn nữ chỉ nên chạm vào trái cổ của bạn trai khi ân ái để kích thích sự ham muốn và hưng phấn tăng cao.

Nam giới có yết hầu to có sao không?

Nhiều nam giới thắc mắc rằng không biết tại sao mình lại có trái cổ to hơn những người khác và không biết trái cổ to như vậy có ảnh hưởng gì không. Các bạn có thể hoàn toàn yên tâm thậm chí là tự hào bởi vì theo khảo sát thực tế trên 2000 nam giới thì đa số những người có trái cổ to, nhô ra rõ và giọng nói trầm ấm thường là những người có đời sống tình dục viên mãn. Chứng tỏ những người có trái cổ to là người có sức khỏe sinh lý tốt, nam tính và mạnh mẽ.

Hy vọng với bài viết trên mà Sexshop18 đã chia sẻ sẽ giúp các bạn độc giả biết được yết hầu là gì và vì sao không nên chạm vào vị trí này của nam giới. Bên cạnh đó, mong rằng các bạn có thêm được một bí kíp phòng the đó chính là hãy mơn trớn trái cổ của bạn trai khi ân ái để khơi gợi ham muốn và khiến anh ấy cảm thấy hưng phấn hơn nhé.