Ngày nay, khi khái niệm về giới và cách biểu đạt bản thân ngày càng đa dạng, có không ít người lựa chọn thể hiện cá tính qua phong cách ăn mặc vượt khỏi các chuẩn mực truyền thống. Điều này không chỉ phản ánh sự thay đổi trong nhận thức xã hội mà còn mở ra nhiều cuộc thảo luận thú vị về giới, bản sắc và sự tự do cá nhân. Một trong số những chủ đề hiện được nhiều người quan tâm là crossdresser. Vậy crossdresser là gì? Cùng tìm hiểu qua bài viết sau nhé!
Crossdresser là gì? Đây là thuật ngữ nói về những người có gu ăn mặc đối lập với giới tính thật của mình. Tức là nữ mặc đồ nam tính, hay nam bận trang phục nữ. Việc họ theo đuổi phong cách này thường xuất phát từ mong muốn thể hiện bản thân theo cách khác biệt, hoặc đơn giản là thỏa mãn sở thích riêng. Chứ không liên quan đến việc thay đổi xu hướng tính dục.
Crossdresser là gì?
Ở xã hội hiện đại, có những người chọn phá bỏ ranh giới truyền thống trong việc lựa chọn trang phục để thể hiện bản sắc độc đáo của mình. Cũng từ đó mà thuật ngữ crossdresser dần trở nên phổ biến và xuất hiện nhiều trong các cuộc trò chuyện bàn luận về giới tính lẫn phong cách sống.
Vậy crossdresser là gì? Crossdresser là thuật ngữ nói về những người yêu thích việc khoác lên mình các bộ quần áo đối lập với giới tính sinh học. Chẳng hạn như, đàn ông mặc đầm, đánh phấn tô son, đi giày cao gót, mang túi xách nữ. Hoặc nữ giới diện áo sơ mi, quần tây, áo vest, đeo cà vạt và đi giày da, toát lên sự nam tính. Việc ăn mặc như thế gọi là Crossdressing, nó không liên quan đến sự thay đổi về giới tính hay xu hướng tính dục, mà đơn giản chỉ là gu thẩm mỹ hay lựa chọn cá nhân.

Crossdresser là gì? Là thuật ngữ chỉ về những người thích bận trang phục trái ngược với giới tính thật của mình.
Về mặt ngôn ngữ, Crossdresser là sự kết hợp giữa từ “cross” – có nghĩa là “bắt chéo, vượt qua, đi qua”. Và dresser – có nghĩa là “người ăn mặc”. Khi ghép lại, thuật ngữ này ám chỉ đến những cá nhân có cách ăn mặc không phù hợp với khuôn mẫu truyền thống về giới tính.
Tuy nhiên, điều đó không đồng nghĩa với việc họ muốn trở thành người chuyển giới (Transgender). Thực tế cho thấy, nhiều người thuộc cộng đồng Crossdresser vẫn xác định bản thân theo giới tính gốc khi vừa sinh ra đời. Đồng thời, họ có thể là người dị tính, đồng tính, song tính, toàn tính hay vô tính.
Crossdresser có nguồn gốc từ đâu?
Đa số mọi người đều đinh ninh cho rằng việc mặc trang phục không trùng khớp với giới tính sinh học chỉ là trào lưu của thời đại mới. Thế nhưng, theo như nhiều tài liệu cho biết, hành vi này đã xuất hiện từ rất sớm và từng là một phần trong đời sống văn hóa, tín ngưỡng, và nghệ thuật của nhiều nền văn minh khác nhau.
Theo đó, trong các nghi lễ tôn giáo cổ xưa tại Ai Cập, Hy Lạp và La Mã, đàn ông thường khoác lên mình các bộ trang phục nữ lộng lẫy, để hóa thân thành những vị nữ thần thiêng liêng và cao quý. Hành động này không chỉ mang tính biểu tượng mà còn thể hiện sự kết nối tâm linh sâu sắc trong nghi lễ.
Bên cạnh đó, trong văn hóa truyền thống của một số quốc gia tại Châu Á cũng ghi nhận nhiều hình thức crossdressing có chứa yếu tố nghệ thuật. Điển hình như ở Nhật Bản thời kỳ Edo, sân khấu Kabuki không cho phép phụ nữ biểu diễn, buộc các nam diễn viên phải đảm nhận luôn vai nữ. Họ được gọi là Onnagata, nổi tiếng với cách hóa trang cầu kỳ và phong cách biểu diễn yểu điệu, mềm mại.
Chưa hết, trong nghệ thuật hý kịch Trung Quốc, các vai diễn nữ cổ điển thường do nam giới đóng, họ được biết đến với tên gọi “Đơn vai”. Những nghệ sĩ này phải rèn luyện từ kỹ năng diễn xuất, giọng nói, dáng đi đến biểu cảm khuôn mặt và cử chỉ mềm mại, để tái hiện hình ảnh người phụ nữ một cách chân thực nhất.
Ở châu Âu, từ thời Trung cổ đến thời kỳ Phục Hưng, hiện tượng nữ giả nam cũng không hề xa lạ. Khi ấy, phụ nữ tầng lớp thấp vì bị giới hạn quyền học tập, làm việc hay tham gia quân đội, nên họ đã chọn cách đóng giả thành nam giới để vượt qua rào cản định kiến và nắm giữ nhiều vai trò mới trong xã hội.
Ngoài ra, ở Anh vào thời kỳ Shakespeare, nữ giới cũng từng bị cấm biểu diễn, nên tất cả vai nữ đều do đàn ông thực hiện. Chính sự thay thế này đã góp phần hình thành một nét đặc trưng trong nghệ thuật sân khấu lúc bấy giờ.
Bước sang thế kỷ 19–20, việc mặc trang phục “trái giới” bắt đầu vượt ra khỏi phạm vi sân khấu và nghi lễ. Thời điểm đó, tại nhiều quốc gia phương Tây xuất hiện không ít cá nhân tự do thể hiện bản thân thông qua quần áo đối lập với giới tính sinh học. Tuy nhiên, trong giai đoạn này, họ thường bị những người xung quanh phán xét với ánh mắt kỳ thị, chưa kể, nhiều người còn xem đây là hành vi phạm pháp.
Mãi đến thập niên 60 – 70, nhờ làn sóng đấu tranh đòi quyền bình đẳng cho cộng đồng LGBT, khái niệm crossdresser mới dần được công nhận và lan rộng. Từ đây, crossdressing không còn bị gắn với định kiến tiêu cực, hay bị xem là lệch chuẩn, bất thường. Thay vào đó nó được nhìn nhận như một phương thức biểu đạt cá tính và bản sắc của con người trong đời sống hiện đại
Tại sao nhiều người thích làm Crossdresser?
Ngày nay, mỗi người đều có cách riêng để khám phá và thể hiện bản thân. Việc bận những bộ trang phục không gắn liền với giới tính sinh học có thể khiến nhiều người ngạc nhiên, nhưng với cộng đồng crossdresser, đó lại là lựa chọn yêu thích và mang nhiều ý nghĩa cá nhân. Vậy đâu là lý do khiến họ muốn làm Crossdresser? Sau đây là một số nguyên do phổ biến:
Tự do thể hiện sở thích
Không phải ai chọn mặc đồ “ngược giới” cũng mang thông điệp lớn lao hay muốn thể hiện tuyên ngôn về giới tính. Với nhiều người, hành động crossdressing đơn thuần chỉ là sở thích cá nhân, giống như người khác thích sưu tầm đồ cổ, chơi nhạc cụ hay vẽ tranh. Họ tìm thấy niềm vui trong việc mặc kiểu trang phục không thuộc về giới tính thật của mình. Điều đó, mang đến cho họ cảm giác thoải mái và chữa lành.
Khi được sống đúng với sở thích trong một không gian riêng tư hoặc môi trường cởi mở, crossdressing trở thành hình thức thư giãn lành mạnh. Nó giúp họ thoát khỏi áp lực xã hội và tận hưởng sự tự do trong cách biểu đạt bản thân.
Phục vụ mục đích biểu diễn
Nhiều người chọn crossdressing nhằm phục vụ cho việc hóa thân vào các vai diễn độc đáo trong các chương trình nghệ thuật. Họ sử dụng trang phục khác giới như một công cụ để tạo nên hình ảnh đặc sắc, tăng sức hút và sự khác biệt cho màn trình diễn. Việc này không chỉ thể hiện sự tự do, tính sáng tạo, mà còn giúp họ truyền tải cảm xúc và câu chuyện đến khán giả một cách sinh động và sâu sắc nhất.
Ngoài các buổi biểu diễn trên sân khấu, crossdressing còn được ứng dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực nghệ thuật khác như điện ảnh, thời trang hay các buổi tiệc hóa trang. Đối với những người hoạt động trong môi trường nghệ thuật, đây là yếu tố quan trọng để họ khẳng định cá tính riêng biệt, tạo ấn tượng và ghi dấu ấn cá nhân trên con đường phát triển sự nghiệp của mình.
Khám phá bản dạng giới
Không ít người tìm đến crossdressing như một cách để lắng nghe cảm xúc bên trong và tìm kiếm câu trả lời về giới tính thật của bản thân. Trong giai đoạn hoài nghi hoặc chưa xác định rõ bản dạng giới, việc thử nghiệm mặc đồ khác giới đôi khi giúp họ hiểu rõ mình thuộc về giới tính nào. Hay liệu đây chỉ là niềm thích thú nhất thời.
Thông qua trải nghiệm này, một số người dần nhận ra rằng mình có xu hướng không tuân theo hệ nhị nguyên (nam – nữ), hoặc thậm chí là người chuyển giới. Tuy nhiên, cũng có khá nhiều crossdresser vẫn sống đúng theo giới tính sinh học ban đầu. Với nhóm người này, việc crossdressing đơn giản chỉ là một phần trong hành trình khám phá chính mình, chứ không đại diện cho toàn bộ con người họ.
Phong cách sống cá nhân
Thời nay, khi ngành thời trang ngày càng phát triển đa dạng, xóa mờ các khuôn khổ và định kiến về giới, crossdressing không còn là điều dị biệt hay gây phản ứng trái chiều như trước. Nhiều người xem việc mặc quần áo “khác giới” như một phần của lối sống cá nhân, nơi họ có thể tự do xây dựng phong cách thời trang theo sở thích riêng, thay vì bị giới hạn bởi những quy định cứng nhắc về nam hay nữ.
Một người đàn ông chọn mặc váy không hẳn vì muốn làm phụ nữ, mà đơn giản vì anh ta thấy kiểu dáng đó phù hợp với gu thẩm mỹ hoặc cá tính của mình. Cũng tương tự, có những phụ nữ yêu thích vẻ ngoài mạnh mẽ, lạnh lùng khi bận bộ suit đầy nam tính. Với họ, crossdressing là biểu hiện của sự tự tin và tinh thần “sống đúng với con người thật”, không cần phải gò bó trong một hình mẫu nào cả.
Qua những phân tích mà Sexshop18 cung cấp trên đây, chắc hẳn bạn đã phần nào hiểu rõ về crossdresser là gì. Có thể nói, crossdressing không chỉ là việc mặc trang phục khác giới, mà còn phản ánh sự đa dạng trong cách con người thể hiện bản sắc cá nhân. Mỗi người có thể đến với phong cách này vì nhiều lý do khác nhau, thế nhưng, dù xuất phát điểm có như thế nào. Thì điều quan trọng là cảm giác được sống đúng với chính mình và thoải mái trong chính lựa chọn đó.
Để lại một bình luận